Việc xây dựng cũng như thiết kế nhà xưởng 200m2 như thế nào, chi phí ra sao là một trong những vấn đề được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Nhà xưởng có diện tích 200m2 được đánh giá là một kích thước khá khiêm tốn, vì vậy, nhiều doanh nghiệp cũng băn khoăn rằng không biết có thể xây dựng được không. Cùng Công ty JSC tìm hiểu câu trả lời cho các vấn đề này trong bài viết sau nhé!
Có thể xây dựng nhà xưởng 200m2 không?
Nhà xưởng chính là không gian để lưu trữ, chứa đựng hệ thống điện, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, thành phẩm và cả văn phòng điều hành của doanh nghiệp. Mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất, nghỉ ngơi của công nhân sẽ được diễn ra trong không gian nhà xưởng. Vì vậy, diện tích nhà xưởng 200m2 được xem là khá khiêm tốn để có thể phân chia không gian hợp lý, đảm bảo tính năng hoạt động tốt nhất.
Mặc dù vậy, đối với những doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và nhỏ hoặc làm kho lưu trữ thì diện tích 200m2 là hoàn toàn phù hợp.
Vậy, làm thế nào để thiết kế nhà xưởng 200m2 đáp ứng được những yêu cầu trên nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn trong lao động cho công nhân?

Bài toán cho thiết kế nhà xưởng 200m2
Để đạt được điều này, những mẫu thiết kế nhà xưởng đơn giản sẽ là đáp án hữu hiệu nhất cho bài toán khó trên.
Các kiến trúc sư sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa những không gian có sẵn, áp dụng tường gạch hoặc dùng tôn bao quanh để tiết kiệm diện tích. Đồng thời, phần mái nhà xưởng sẽ được lợp bằng tôn mạ kẽm màu và bổ sung thêm vật liệu chống nóng, nhằm đem đến không gian sản xuất, lưu trữ hàng hóa rộng rãi, thoáng mát.
Một trong những gợi ý cho thiết kế nhà xưởng 200m2 có thể kể đến đó là nhà thép tiền chế. Ưu điểm của mẫu nhà xưởng tiền chế này đó là có trọng lượng nhẹ, giá thành thấp, thời gian thi công nhanh chóng, có thể dễ dàng tháo dỡ, di dời trong trường hợp cần thiết.
Vậy, chi phí xây dựng và thiết kế nhà xưởng 200m2 hiện nay là bao nhiêu? Cách tính ra sao?
Cách tính chi phí xây dựng, thiết kế nhà xưởng 200m2
Thông thường, chi phí xây dựng, thiết kế nhà xưởng 200m2 sẽ không có những con số cụ thể, bởi còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác như giá thành vật tư, địa hình khu đất,… Tuy nhiên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể dựa vào các công thức tính giá sau đây.
Cách tính giá thiết kế nhà xưởng 200m2
Tính giá thiết kế nhà xưởng theo công thức sau đây:
Chi phí thiết kế = Đơn giá thiết kế x Diện tích đất xây dựng
Trong đó:
- Đơn giá thiết kế thường được các công ty nhận thiết kế nhà xưởng đưa ra.
- Diện tích đất xây dựng là diện tích của khu đất được cấp phép xây dựng x Số tầng của công trình (nếu có).
Trong trường hợp này, diện tích của khu đất được cấp phép xây dựng là 200m2.
Vậy, giả sử đơn giá thiết kế nhà xưởng 200m2 được quy định là 30.000 đồng/m2, diện tích khu đất là 200m2, nhà xưởng chỉ có 1 trệt thì chi phí thiết kế được tính bằng: 30.000 x 200 = 6.000.000 đồng.

Cách tính chi phí xây dựng nhà xưởng 200m2
Dựa vào quy mô thiết kế nhà xưởng 200m2 có 1 trệt hay nhiều tầng và chất lượng nguyên vật liệu xây dựng mà đơn vị thi công sẽ tính toán và báo giá thi công nhà xưởng 200m2. Thông thường, mức giá này sẽ dao động khoảng 1.700.000 đồng/m2 đến 2.400.000 đồng/m2.
Những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng kích thước nhỏ 200m2
Như đã đề cập, thiết kế nhà xưởng 200m2 hiện nay được ưa chuộng và tối ưu nhất về công năng đó là nhà thép tiền chế. Cấu tạo khung thép thường đơn giản, dễ dàng lắp đặt theo yêu cầu đã được định sẵn trên bản thiết kế.
Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng cũng như tính an toàn của công trình, doanh nghiệp cần chú trọng một số yếu tố sau.
Phần móng
Phần móng của thiết kế nhà xưởng 200m2 là hạng mục xây dựng quan trọng nhất, bởi nền đất phải vững chắc thì mới có thể chống đỡ được toàn bộ công trình bên trên từ cột, dầm, đà, mái tôn và toàn bộ hệ thống trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất.
Vì vậy, doanh nghiệp cần hết sức chú trọng, giám sát kỹ lưỡng quá trình thực hiện móng bê tông của nhà xưởng. Đối với nền đất yếu, mềm, nhiều bùn thì doanh nghiệp cần tiến hành gia cố móng bằng cách sử dụng cọc ép, cọc khoan nhồi,… để tăng độ cứng và khả năng chịu tải trọng lớn.
Vị trí đặt nhà xưởng
Vị trí đặt nhà xưởng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phân phối, cung ứng sản phẩm và vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn vị trí đặt nhà xưởng sao cho gần với nơi cung ứng nguồn nguyên vật liệu, đường sá, hệ thống giao thông thuận lợi, dễ dàng cho việc vận chuyển. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm và tối ưu chi phí dành cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa đến những nơi cần thiết.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn vị trí đặt nhà xưởng theo yếu tố phong thủy cũng đáng được quan tâm nếu chủ doanh nghiệp tin tưởng và mong muốn có những khởi đầu thuận lợi trong việc kinh doanh và sản xuất.

Vật liệu xây dựng nhà xưởng
Vật liệu xây dựng cho thiết kế là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí xây dựng nhà xưởng tiền chế 200m2. Doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án xây dựng bằng gạch thông thường để có chi phí rẻ. Tuy nhiên, tường được xây bằng gạch và vữa xi măng có nhược điểm đó là thời gian thi công lâu, tốn nhiều công sức và không thể tháo dỡ, di dời khi cần thiết.
Hiện nay, nhờ khoa học, công nghệ phát triển mà các vật liệu nhẹ ra đời ngày càng nhiều. Các vật liệu này vừa có trọng lượng nhẹ, giúp giảm áp lực cho hệ thống móng, cột của nhà xưởng, đồng thời mang nhiều ưu điểm vượt trội, có thể khắc phục được những nhược điểm của vật liệu truyền thống.
Ưu điểm của vật liệu nhẹ thường dùng trong thiết kế nhà xưởng 200m2 và xây dựng có thể kể đến như: cách âm, cách nhiệt, chống cháy, độ bền đến hơn 100 năm, thi công nhanh hơn gấp 3 lần so với vật liệu truyền thống.
Cách tìm nhà thầu xây dựng nhà xưởng 200m2
Để có được những thiết kế nhà xưởng đẹp, đáp ứng đầy đủ công năng cũng như đem lại môi trường sản xuất, làm việc lý tưởng nhất, doanh nghiệp cần phải tìm một đơn vị thực hiện uy tín. Tuy nhiên, đây cũng là một bài toán khó tiếp theo, bởi hiện nay, có rất nhiều đơn vị thực hiện với chất lượng, giá cả khác nhau.
Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng về các kỹ sư, nhân sự thi công, thiết kế có tay nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hay không. Bên cạnh đó, cũng nên bố trí nhân sự giám sát kỹ lưỡng để tránh xảy ra những sự cố, rủi ro khó khắc phục khi nhà xưởng đã được đưa vào vận hành.